Doanh nghiệp và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp
Thương nhân cần tìm hiểu kỹ đặc điểm pháp lý của mỗi loại hình trên, để chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô, tài sản và nguồn vốn, đặc thù ngành nghề, chiến lược phát triển, số lượng và cả tính cách của sáng lập viên.
Doanh nghiệp từ góc độ pháp luật:
Là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Tại Việt Nam, muốn khởi nghiệp và trở thành chủ doanh nghiệp, thương nhân cần chọn lấy một trong số các loại hình doanh nghiệp sau:
(i) Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;
(ii) Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
(iii) Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn;
(iv) Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Thương nhân nên tìm hiểu kỹ đặc điểm pháp lý của mỗi loại hình trên, để chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô, tài sản và nguồn vốn, đặc thù ngành nghề, chiến lược phát triển, số lượng và cả tính cách của sáng lập viên; trong sự cân nhắc đó, một điểm nên được lưu tâm là “tư cách pháp nhân” của doanh nghiệp.
Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp:
Tư cách pháp nhân là năng lực pháp lý của một tổ chức được Nhà nước công nhận để tồn tại, hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật một cách độc lập. Doanh nghiệp là một tổ chức có tư cách pháp nhân khi đáp ứng điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Với các thương nhân muốn biết loại hình doanh nghiệp nào có tư cách pháp nhân hay không thì cứ mở Luật Doanh nghiệp ra là thấy rõ, vì doanh nghiệp có hay không có pháp nhân là do luật quy định. Theo đó:
(i) doanh nghiệp có tư cách pháp nhân là các doanh nghiệp được thành lập với loại hình là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần;
(ii) Doanh nghiêp tư nhân không có tư cách pháp nhân;
(iii) Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân (các công ty mẹ, công ty con và công ty thành viên trong tập đoàn, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ độc lập theo quy định pháp luật).
Nancy Phạm & SENLAW
MV “Chẳng Thể Nhắm Mắt” và cá nhân Hùng Huỳnh không vi phạm bất kỳ quyền tác giả và quyền liên quan nào đối với MV “Standing Next To You” như các quyền đặt tên, đứng tên, làm tác phẩm phái sinh, sao chép, công bố, hay bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và các quy định liên quan.
Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy một số quy định về thủ tục tạm ngừng phiên tòa trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 còn chưa thống nhất nhận thức; một số vấn đề về tạm ngừng phiên tòa phát sinh trong thực tế nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh như: Hình thức tồn tại của quyết định tạm ngừng phiên tòa; sau khi có quyết định tạm ngừng phiên tòa, HĐXX phải thông báo cho những chủ thể nào và việc...
Áp dụng tập quán được xem là một giải pháp nhằm giải quyết kịp thời những tranh chấp mà pháp luật chưa có quy định điều chỉnh, cũng là cơ sở để hoàn thiện pháp luật. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng tập quán trong giải quyết vụ việc dân sự, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng tập quán trong công tác xét xử hiện nay.
Qua công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án kinh doanh thương mại theo thủ tục phúc thẩm, VKSND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh nhận thấy việc giải quyết vụ án kinh doanh thương mại về “Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty; yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu” tại Bản án số 06/2022/KDTM-ST ngày 18/8/2022 có vi phạm, cần thông báo rút kinh nghiệm.