028 7307 3579

HotLine

Ngôn ngữ

Trách nhiệm hình sự của doanh nghiệp: [3] Các biện pháp cưỡng chế đối với Pháp nhân thương mại

Ngày 27/11/2015, Quốc hội đã thông qua Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 theo Luật số 12/2017/QH14 _ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 100/2015/QH13. Theo đó, doanh nghiệp sẽ có thể trở thành chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định mới nếu doanh nghiệp đó là pháp nhân thương mại và phạm vào một trong các tội được quy định tại BLHS 2015 (“BLHS 2015”).

Trách nhiệm hình sự (“TNHS”) của pháp nhân thương mại là những quy định pháp luật hoàn toàn mới so với trước đây, Doanh nghiệp cần lưu ý để xem xét, điều chỉnh hành vi phù hợp, tránh những tổn thất về vật chất cũng như uy tín, hình ảnh, thương hiệu của Doanh nghiệp.

Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 (“BLTTHS 2015”) quy định 04 biện pháp cưỡng chế đối với PNTM với những căn cứ, điều kiện áp dụng chặt chẽ và thời hạn áp dụng không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử, cụ thể:

Kê biên tài sản liên quan đến hành vi phạm tội của PNTM.

Biện pháp này được áp dụng đối với PNTM bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà BLHS 2015 quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại; chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho người đứng đầu PNTM có trách nhiệm bảo quản; nếu để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật (có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 385 BLHS 2015 về tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tài khoản). Việc kê biên tài sản phải có mặt người đại diện theo pháp luật của PNTM; đại diện chính quyền cơ sở nơi PNTM có tài sản bị kê biên và người chứng kiến.

Phong tỏa tài khoản liên quan đến hành vi phạm tội của PNTM.

Biện pháp này được áp dụng đối với PNTM bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà BLHS 2015 quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn cứ xác định PNTM có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước; áp dụng không chỉ đối với PNTM phạm tội, mà còn đối với tài khoản của cá nhân, tổ chức khác nếu có căn cứ xác định số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của PNTM; chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại. Cơ quan phong tỏa tài khoản phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho đại diện tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước đang quản lý tài khoản của PNTM hoặc tài khoản của cá nhân, tổ chức khác liên quan đến hành vi phạm tội của PNTM;

Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của PNTM liên quan đến hành vi phạm tội của PNTM.

Biện pháp này được áp dụng khi có căn cứ xác định hành vi phạm tội của PNTM gây thiệt hại hoặc khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, môi trường hoặc trật tự, an toàn xã hội. Cấp trưởng, cấp phó của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp và Hội đồng xét xử; quyết định của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng của Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thời hạn áp dụng không quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử; thời hạn tạm đình chỉ đối với PNTM bị kết án kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm PNTM chấp hành án.

Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.

Biện pháp này được áp dụng đối với PNTM bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại; chỉ buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án tương ứng với mức có thể bị phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.

LS. Võ Ngọc Thanh & SENLAW

Tin tức khác

MV “Chẳng Thể Nhắm Mắt” và cá nhân Hùng Huỳnh không vi phạm bất kỳ quyền tác giả và quyền liên quan nào đối với MV “Standing Next To You” như các quyền đặt tên, đứng tên, làm tác phẩm phái sinh, sao chép, công bố, hay bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và các quy định liên quan.

Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy một số quy định về thủ tục tạm ngừng phiên tòa trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 còn chưa thống nhất nhận thức; một số vấn đề về tạm ngừng phiên tòa phát sinh trong thực tế nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh như: Hình thức tồn tại của quyết định tạm ngừng phiên tòa; sau khi có quyết định tạm ngừng phiên tòa, HĐXX phải thông báo cho những chủ thể nào và việc...

Áp dụng tập quán được xem là một giải pháp nhằm giải quyết kịp thời những tranh chấp mà pháp luật chưa có quy định điều chỉnh, cũng là cơ sở để hoàn thiện pháp luật. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng tập quán trong giải quyết vụ việc dân sự, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng tập quán trong công tác xét xử hiện nay.

Qua công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án kinh doanh thương mại theo thủ tục phúc thẩm, VKSND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh nhận thấy việc giải quyết vụ án kinh doanh thương mại về “Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty; yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu” tại Bản án số 06/2022/KDTM-ST ngày 18/8/2022 có vi phạm, cần thông báo rút kinh nghiệm.